Sầu riêng là loại cây ăn trái lâu năm không tránh khỏi các bệnh thường gặp. Sầu riêng được trồng nhiều ở các vùng Miền Tây, Miền Đông và Tây Nguyên, đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao. Do sự mẫn cảm cao với môi trường cũng như phải đối mặt với nhiều loại bệnh hại tấn công vì vậy sầu riêng không dễ chăm sóc. Bài viết sau đây, Tanixa giới thiệu đến bà con nhà nông các loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.
1. Bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh Vàng lá thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytophthora sp. hay Pythium sp. gây ra
Bệnh vàng lá thối rễ sẽ làm cho cây sầu riêng bị thối rễ cám, vỏ rễ tuột ra và rễ lớn bị thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì chỉ làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất mùa vụ và chất lượng trái. Tuy nhiên, khi bệnh nặng sẽ làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
2. Bệnh cháy lá chết ngọn
Bệnh cháy lá chết ngọn là một trong những loại bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Loại nấm này xuất hiện chủ yếu ở những nơi thiếu ánh nắng, độ ẩm cao. Bào tử nấm và sợi nấm sẽ lây lan trực tiếp chuyển từ cây này đến cây khác nhờ dòng nước tại vườn hoặc do rơm rạ phủ đất có chứa mầm bệnh.
Những cây có ngọn bị thối sẽ khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển, dần dần cây sẽ bị khô hết lá, chết ngọn, bệnh nặng hơn thì cây con sẽ bị rụng trụi hết lá.
Bệnh cháy lá chết ngọn phát triển mạnh vào mùa mưa và lan truyền rất nhanh, đặc biệt loại bệnh này còn gây hại trên cây trong vườn ươm và cả những cây mới trồng.
3. Bệnh nứt thân xì mủ.
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất đến khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công cây trồng.
Ngoài ra, nấm bệnh cũng có thể phát triển mạnh ở những vườn có đất xấu, thiếu hữu cơ, đất bị nén chặt, kém thoáng khí và đất có độ pH thấp. Vườn chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công gây ra bệnh nứt thân xì mủ
Khi bị bệnh, các cành non và lá của cây sẽ bị héo nhanh và chết dần, trên trái xuất hiện vết thối rồi lan rộng làm hỏng phần bên trong của trái. Phần vỏ cây khi bị bệnh nếu không được phát hiện sớm thì vết bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ra cả cây, dẫn đến tình trạng chết cây.
4. Bệnh đốm lá
Bệnh do nấm Phomopsis gây ra và thường tấn công vào giai đoạn cây non. Khi mắc bệnh, cây thường nổi đốm màu vàng giữa lá làm lá rụng sớm, cây chậm phát triển, lâu dần các đốm vàng đó sẽ lan rộng và khiến lá cây bị rụng.
5. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư thường gây hại nặng trong mùa mưa và bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Bào tử nấm sẽ truyền bằng cách bay theo gió hoặc qua nước tưới tiêu trong vườn và truyền bệnh sang cây khác.
Bệnh thán thư gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu vị trí vết bệnh sẽ xuất hiện ở phần đuôi lá hoặc mép lá, sau đó lan dần vào phía trong lá, tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm. Đặc biệt, bệnh thán thư còn gây khô bông và làm rụng trái non, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ.
6. Bệnh thối trái (bệnh nấm trái)
Nguyên nhân bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra, bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái, nhất là vào mùa mưa. Vào những ngày thời tiết lạnh, ẩm độ cao những sợi nấm bệnh màu trắng sẽ bao phủ vết bệnh như mạng nhện. Nếu bệnh nặng sẽ làm thối cả trái và lây lan sang các trái khác trong vườn một cách nhanh chóng.
7. Bệnh đốm rong
Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng do tảo (algae) Cephaleuros gây ra trên những lá cây sầu riêng đã trưởng thành, ngoài ra bệnh còn có thể gây hại cả thân và cành cây non.
8. Bệnh nấm hồng
Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng do nấm Erythricium salmonicolor gây ra, bệnh thường xuất hiện trên điều kiện mưa ẩm kéo dài, độ ẩm trong không khí cao, mật độ cây trong vườn dày đặc và có nhiều cỏ rậm rạp. Nấm bệnh phát tán chủ yếu qua đường nước mưa, nước tưới tiêu trong vườn, bay theo gió hoặc côn trùng.
9. Bệnh cháy lá tổ kiến
Nấm Rhizoctonia là tác nhân gây bệnh cháy lá tổ kiến. Loại nấm này tập trung gây hại trên cả lá non và lá già của cây.
Vết bệnh ban đầu là những đốm bệnh nhỏ rồi liên kết lại tạo thành những mảng lớn, sau đó khô đi và cháy. Các lá bệnh bị cháy sẽ dính vào nhau như tổ kiến vì vậy gọi là bệnh cháy lá tổ kiến.
===>Biện pháp canh tác phòng trừ chung:
Tạo không gian quanh vườn thông thoáng, dọn dẹp vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn các tồn dư thực vật quanh gốc cây
Không để đọng nước ở khu vực gốc cây
Cắt bỏ và tiêu huỷ những cành và những cây bị bệnh để không lây bệnh sang các cây khác.
Trồng cây với mật độ vừa phải, không tưới quá nhiều nước.
Khoảng cách giữa các cây từ 5-8 mét
Xử lý đất trước khi trồng cây giống để tiêu diệt các bào tử nấm bệnh.
Thường xuyên thăm và kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.
Phun thuốc phòng trị bệnh định kỳ để hạn chế mầm bệnh phát triển.
Sử dụng máy bay nông nghiệp để sạ giống lúa đang trở thành một giải pháp tiên tiến và hiệu quả trong nông nghiệp hiện đại. Phương pháp này không chỉ cải thiện năng suất mà còn giảm bớt gánh nặng cho người nông dân. Dưới đây là lý giải chi tiết về hiệu quả của việc sử dụng drone để sạ giống lúa, tập trung vào các điều kiện cần thiết và những lợi ích nổi bật.
Là thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, để vận hành chúng ta cần thời gian để chuẩn bị như máy phát, sạc pin, vận chuyển drone đến nơi làm việc. Vì vậy để phát huy hiệu quả làm việc của drone cũng cần một số điều kiện quan trọng như:
San phẳng ruộng lúa: Đây là điều kiện chung khi chúng ta sử dụng phương pháp sạ giống lúa, tạo điều kiện lý tưởng cho hạt giống nảy mầm và cây lúa phát triển. Sử dụng các hệ thống san phẳng hiện đại như GP3000 là giải pháp tối ưu. Những hệ thống này giúp tạo bề mặt ruộng phẳng, giảm thiểu các khu vực trũng hoặc cao không đồng đều, từ đó hỗ trợ drone gieo hạt chính xác và hiệu quả hơn.
Độ ẩm phù hợp: Đất cần có độ ẩm vừa phải, không quá khô hoặc quá lầy lội, để đảm bảo hạt giống bám tốt và drone hoạt động ổn định.
Không gian mở: Ruộng cần có không gian đủ rộng và ít chướng ngại vật để drone có thể bay an toàn và phủ kín toàn bộ diện tích.
Phương pháp sạ giống lúa bằng drone mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với cách làm thủ công truyền thống:
Gieo hạt thưa và đều: máy móc có một ưu điểm vượt trội so với con người đó chính là sự đồng đều, nhờ hành động lặp đi lặp lại giống nhau giúp drone sạ giống đều hơn con người rất nhiều. Điều này giúp cây lúa nhận được ánh sáng đầy đủ để quang hợp hiệu quả, đồng thời giảm cạnh tranh dinh dưỡng, giúp cây phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất.
Làm việc công suất lớn: Với tốc độ bay nhanh và khả năng phủ diện tích rộng, drone có thể sạ giống cho hàng hecta ruộng chỉ trong vài giờ. So với phương pháp thủ công, drone giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả sản xuất đáng kể.
Nhàn hạ hơn: Sử dụng drone giảm thiểu sức lao động nặng nhọc. Người nông dân không cần lội ruộng hay mang vác hạt giống, mà chỉ cần điều khiển drone từ xa, giảm nguy cơ mệt mỏi và chấn thương.
Tiếp cận địa hình khó: Drone có khả năng bay qua các khu vực ngập nước, lầy lội hoặc địa hình phức tạp mà con người và máy móc truyền thống khó tiếp cận, đảm bảo mọi phần của ruộng đều được gieo hạt đồng đều.
Lợi ích môi trường: Drone giảm thiểu tình trạng nén đất do máy móc nặng gây ra, bảo vệ cấu trúc đất và hệ sinh thái ruộng.
Chiếc máy bay nông nghiệp 540s và bình rải phân bón
Máy bay nông nghiệp 540s (Globalcheck) là một thiết bị công nghệ cao được thiết kế để hỗ trợ người nông dân trong việc tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp. Với những tính năng vượt trội và lợi ích đa dạng, 540s không chỉ là một công cụ hiệu quả mà còn là biểu tượng của sự đổi mới trong ngành nông nghiệp hiện đại.
3.1. Tính năng nổi bật của 540s
Công nghệ định vị chính xác DTALS: 540s sử dụng hệ thống định vị vệ tinh tiên tiến, đảm bảo độ chính xác cao trong mọi hoạt động, từ gieo hạt đến phun thuốc, ngay cả trên địa hình phức tạp.
An toàn cao: 540s được trang bị radar-360 độ giúp chúng có thể quét vật cản trên một mặt phẳng giúp chúng có thể sớm phát hiện tầm ẩn rủi ro an toàn bay.
Công suất lớn: 540s được trang bị bình phun dung tích 40 lít và bình rải 60 lít. Tốc độ rải phân bón có thể đạt tới 110 kg/phút.
Thiết kế bền bỉ: Dung tích PIN có thể đạt 30.000 mAh, công nghệ làm mát tiên tiến giúp 540s bền bỉ và mạnh mẽ.
3.2. Lợi ích vượt trội của 540s
a. Giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế
Với tốc độ sạ nhanh và chính xác, chiếc 540s giúp tiết kiệm nhân công và hiệu quả sạ cao giúp cây lúa phát triển tốt nhờ vậy mang lại hiệu quả kinh tế cáo cho người nông dân.
b. Bảo vệ môi trường
Với khả năng phun chính xác, 540s hạn chế lượng hóa chất dư thừa, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ hệ sinh thái ruộng đồng.
c. Tiếp cận địa hình khó
Máy bay có thể hoạt động hiệu quả trên các khu vực ngập nước, lầy lội hoặc đồi núi, nơi con người và máy móc truyền thống khó tiếp cận.
d. An toàn và tiện lợi
Khi sử dụng drone nông nghiệp sạ giống người làm nông chỉ cần làm việc trên bờ nên hạn chế rất nhiều rủi ro không đáng có trong quá trình làm việc như:
Làm việc trên địa hình khó khăn
Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
…
Nhờ vậy hạn chế rất nhiều rủi ro gây mất an toàn lao động có thể xảy ra với người sạ giống lúa.
Chiếc máy bay nông nghiệp 540s và hệ sinh thái nông nghiệp của Đại Thành
IV. KẾT LUẬN SỬ DỤNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP SẠ LÚA
Như vậy chúng ta thấy việc sử dụng máy bay nông nghiệp sạ giống là điều cần thiết, tuy nhiên để phát huy hiệu quả chúng ta cần có một số yêu cầu như sau:
Mặt bằng phải phẳng, điều tiết nước tốt tránh ngập úng vì giống mới gieo khả năng chống chịu ngập úng là rất kém.
Diện tích phải đủ lớn sao cho phù hợp với thiết bị công suất lớn như drone nông nghiệp.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và nhu cầu về an ninh lương thực, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) vào nông nghiệp Việt Nam đang trở thành xu hướng tất yếu, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp.
Phát triển sản xuất nông nghiệp nhờ AI
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên, với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hoá các hành vi thông minh như con người. AI giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề do người dùng đặt ra.
AI đang dần trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích quan trọng từ việc gia tăng năng suất đến cải thiện chất lượng sản phẩm.
Đối với Việt Nam, việc ứng dụng AI vào nông nghiệp không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là chìa khóa để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
Đối với Việt Nam, việc ứng dụng AI vào nông nghiệp không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là chìa khóa để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và cạnh tranh quốc tế. Một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong nông nghiệp là khả năng phân tích dữ liệu đất.
AI giúp nông dân đo lường các chỉ số như độ pH, độ ẩm và nồng độ dinh dưỡng trong đất, từ đó tối ưu hóa quy trình canh tác, cải thiện sản lượng và chất lượng cây trồng. Công nghệ này đã được triển khai tại nhiều quốc gia như Mỹ, Israel và thậm chí là Việt Nam với những công ty tiên phong như FAMIS và DTS-MARD.
Không chỉ phân tích đất, AI còn được ứng dụng trong việc theo dõi và dự báo thời tiết. Dữ liệu thời tiết là yếu tố quan trọng giúp nông dân điều chỉnh quy trình tưới tiêu, quản lý đất và chọn thời điểm thu hoạch phù hợp. AI không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn có thể dự đoán trước những biến đổi thời tiết bất thường, giúp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và thay đổi môi trường.
Bên cạnh đó, robot nông nghiệp cũng là một trong những bước tiến quan trọng nhất trong ứng dụng AI. Các robot này được trang bị cảm biến và công nghệ AI để thu thập dữ liệu về cây trồng, đất đai và thời tiết, sau đó tự động thực hiện các nhiệm vụ như tưới cây, cắt tỉa và thậm chí là thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như VinEco đã bắt đầu ứng dụng robot vào các hoạt động nông nghiệp, giúp tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hay như một số mô hình ứng dụng hệ thống quản lý điều khiển nông trại quy mô lớn bằng AI cho tái canh cà phê của Netafim Việt Nam đã giúp nông dân trồng cà phê đạt năng suất 5 tấn/ha ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên, tăng 300% so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, mô hình này còn góp phần giảm chi phí cho cà phê tái canh, nâng cao lợi nhuận sản xuất.
Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cũng đã sử dụng công nghệ AI trong sản xuất nông nghiệp, lắp đặt hệ thống trạm thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G. Hệ thống này cập nhật được tình hình sâu bệnh, dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa…, giúp nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả.
Một số thách thức
Theo ông Đỗ Minh Phương, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trao đổi trên Báo Người đưa tin ngày ngày 15/10/2024, mặc dù dù AI mang lại nhiều lợi ích, việc ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế, và nhân lực nông nghiệp công nghệ cao vẫn cần được đào tạo một cách bài bản hơn. Bên cạnh đó, các chính sách và thể chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần được cập nhật để phù hợp với xu thế.
AI không chỉ cải thiện năng suất mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự bền vững của ngành nông nghiệp.
AI đang ngày càng chứng minh vai trò không thể thiếu trong việc hiện đại hóa nông nghiệp. Từ phân tích dữ liệu đất, dự báo thời tiết, đến tự động hóa quy trình, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, AI không chỉ cải thiện năng suất mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự bền vững của ngành nông nghiệp.
Mặc dù việc ứng dụng AI mang lại nhiều lợi ích và gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, nhưng tại Việt Nam, việc áp dụng rộng rãi công nghệ này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tại một số vùng nông thôn và miền núi của Việt Nam, việc tiếp cận Internet và hạ tầng mạng vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho việc triển khai ứng dụng AI. Theo báo cáo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số (DTTS) của Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2024 cho thấy hiện có 10,3% số hộ gia đình DTTS có sử dụng máy vi tính.
Tỷ lệ đồng bào sử dụng điện thoại, trong đó có điện thoại thông minh tăng nhưng vẫn tập trung ở các dân tộc có thu nhập ở nhóm cao. Từ thực tế nêu trên cho thấy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông chưa được xây dựng đầy đủ và phủ sóng ở tất cả các vùng DTTS, làm hạn chế khả năng truy cập, tiếp cận và khai thác công nghệ số của đồng bào.
Tại tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong lĩnh vực nông nghiệp” diễn ra vào tháng 7/2024 tại Trường Đại học Luật, (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của AI trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt với việc tạo dựng nền nông nghiệp chính xác; hỗ trợ quản lý hiệu quả lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững và bảo đảm an ninh lương thực…
Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc ứng dụng AI trong nông nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức về đạo đức và xã hội, liên quan đến việc bảo đảm công bằng và bình đẳng trong quyền tiếp cận công nghệ, bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, cũng như thu hẹp khoảng cách số.
“Việc sử dụng AI trong sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả và bền vững thông qua nỗ lực chung hướng tới nghiên cứu, ứng dụng AI có trách nhiệm. Theo đó, các nhà nghiên cứu phải phát triển các công cụ AI thân thiện với người dùng và tiết kiệm chi phí để nông dân có thể tiếp cận ở bất kỳ quy mô sản xuất nào. Các bên liên quan phải xây dựng chính sách bảo đảm an ninh dữ liệu và bảo vệ nông dân khi ứng dụng công nghệ này”, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh khuyến nghị.
Cũng tại chương trình tọa đàm trên, theo ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, CNTT, chuyển đổi số và AI đã và đang được ứng dụng tương đối rộng rãi trong chuỗi giá trị sản xuất ngành hàng nông nghiệp ở Việt Nam, từ khâu chuẩn bị (khuyến nông), đến phát triển các giống cây trồng mới, áp dụng máy bay AUV trong chăm sóc, quản lý sâu bệnh, tối ưu hóa thời gian bảo quản, thúc đẩy mạng lưới vận chuyển và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Đặng Duy Hiển cũng chỉ rõ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; dữ liệu không đủ và kém chính xác; tâm lý e ngại sử dụng AI của bà con nông dân… là những rào cản lớn để đưa vào ứng dụng AI vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam./.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng một vai trò rất quan trọng và giúp chuyển đổi ngành nông nghiệp.
Chỉ riêng sâu bệnh đã phá hủy tới 40% mùa màng trên thế giới mỗi năm và nông dân hiện phải sản xuất nhiều lương thực hơn trong khi sử dụng ít nước và năng lượng hơn. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là nông dân cũng cần giảm sự phụ thuộc vào lực lượng lao động.
Ứng dụng AI trong nông nghiệp
AI trong nông nghiệp là sự ứng dụng các công nghệ thông tin và AI để giải quyết các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển của AI, nhiều ứng dụng mới của công nghệ này đã được đưa vào nông nghiệp, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và chi phí sản xuất.
Những lợi ích của AI mang lại cho nông nghiệp là rất lớn. Chính vì lý do đó mà công nghệ này đã và đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Dự báo thời tiết và giá cả
Thiết bị phân tích dự báo thời tiết là một trong những ứng dụng của AI trong nông nghiệp. Thiết bị này được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu về thời tiết, từ đó đưa ra dự báo về tình trạng thời tiết trong tương lai, giúp cho người nông dân có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
Các thiết bị phân tích dự báo thời tiết hiện nay thường được trang bị cảm biến và các công nghệ đo lường như máy quang phổ, máy quang phổ khí quyển, máy đo lường độ ẩm và nhiệt độ không khí, các loại radar, hệ thống vệ tinh, và các công nghệ mô hình hóa thời tiết dựa trên các thuật toán AI.
Thiết bị phân tích dự báo thời tiết rất hữu ích trong việc giúp cho các hộ nông dân có thể đưa ra các quyết định phù hợp với tình trạng thời tiết. Ví dụ, khi thiết bị phát hiện ra rằng trong một vài ngày tới sẽ có mưa lớn, người nông dân có thể quyết định hoãn việc phun thuốc trừ sâu hoặc thu hoạch trái cây để đảm bảo an toàn cho cây trồng và giảm thiểu rủi ro tổn thất về nông sản.
Với tính năng dự báo giá cả, AI có thể giúp người nông dân biết rõ hơn về giá cả của các loại lương thực, thực phẩm trong vài tuần tới, điều này có thể giúp họ thu được lợi nhuận tối đa.
Giám sát sức khỏe cây trồng
Chất lượng cây trồng phụ thuộc nhiều vào loại đất và dinh dưỡng của đất. Các thuật toán dựa trên AI sẽ giúp xác định được những nguồn dinh dưỡng còn thiếu trong đất để người nông dân bổ sung kịp thời và đưa ra cảnh báo các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Được thiết kế để giám sát và cung cấp thông tin, hệ thống giám sát sức khỏe cây trồng cung cấp thông tin về độ ẩm đất, chất dinh dưỡng, nồng độ CO2, nhiệt độ, độ ẩm không khí và các chỉ số khác liên quan đến sức khỏe cây trồng.
Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến để thu thập dữ liệu, sau đó sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu này. Các kết quả phân tích được cung cấp cho nhà nông hoặc các chuyên gia nông nghiệp để họ có thể đưa ra quyết định thông minh về cách trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
Hệ thống theo dõi sức khỏe của đất và cây trồng có thể giúp cho các nhà nông tối ưu hóa sản lượng, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí. Nó cũng giúp cho các nhà nghiên cứu nông nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cây trồng và môi trường sống của chúng. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Rô-bốt nông nghiệp
Rô-bốt đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là trong sản xuất, để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Ngày nay, các công ty AI đang phát triển rô-bốt để sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Những rô-bốt AI này được phát triển theo cách chúng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong nông nghiệp.
Các rô-bốt này có thể được sử dụng để giám sát, quản lý, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và làm giảm tác động của hoạt động nông nghiệp đến môi trường.
Các tính năng của rô-bốt nông nghiệp bao gồm các cảm biến để giám sát sức khỏe của cây trồng, phân tích đất và dự báo thời tiết, hệ thống điều khiển để kiểm soát phun thuốc và tưới nước và khả năng tự động hóa các hoạt động như thu hoạch. Các rô-bốt nông nghiệp thường được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa hoàn toàn, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Việc sử dụng rô-bốt nông nghiệp có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảm tác động của hoạt động này đến môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống robot nông nghiệp cần đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn và sự đào tạo kỹ thuật cao cho người sử dụng.
Rô-bốt AI cũng được đào tạo để kiểm tra chất lượng cây trồng, phát hiện và kiểm soát cỏ dại cũng như thu hoạch cây trồng với tốc độ nhanh hơn so với con người. Một số rô-bốt làm nhiệm vụ thu hoạch cây ăn trái tự động đã được các công ty trên thế giới sản xuất như rô-bốt hái cam, rô-bốt hái dâu tây và rô-bốt thu hoạch cà chua.
Hệ thống tự động cho tưới tiêu dựa trên điều kiện khí hậu cho cây trồng có giá trị cao cũng được phát triển. Hệ thống Demeter được trang bị camera và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để kiểm soát việc thu hoạch trên các cánh đồng. Bên cạnh đó một số loại rô-bốt giúp kiểm soát và diệt trừ cỏ dại cũng đang được được các công ty nghiên cứu và thiết kế.
Phun thuốc thông minh dựa trên AI
Với các cảm biến AI, sẽ giúp người nông dân phát hiện cỏ dại cũng như các khu vực bị ảnh hưởng bởi cỏ dại một cách dễ dàng. Khi phát hiện những khu vực như vậy, thuốc diệt cỏ có thể được phun chính xác để giảm việc sử dụng thuốc diệt cỏ và tiết kiệm thời gian.
Nhiều công ty AI trên thế giới đang chế tạo rô-bốt tích hợp công nghệ AI và thị giác máy tính để phun thuốc diệt cỏ dại một cách chính xác. Việc sử dụng hệ thống phun thuốc thông minh dựa trên AI có thể giảm đáng kể số lượng hóa chất được sử dụng trên các cánh đồng, từ đó cải thiện chất lượng cây trồng và giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Chẩn đoán dịch bệnh cây trồng
Hệ thống hỗ trợ AI để phát hiện dịch hại trong nông nghiệp là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh hại và côn trùng gây hại. Hệ thống này sử dụng các kỹ thuật và mô hình dữ liệu để phân tích các dữ liệu từ các cảm biến. Sau đó, hệ thống phân tích dữ liệu để xác định liệu có sự xuất hiện của dịch hại hay không, đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch hại và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Hệ thống AI cũng có thể phát hiện các thay đổi trong sự phát triển của cây trồng, như sự lớn nhanh hay chậm của cây trồng. Từ đó, phát hiện các vấn đề sức khỏe và giúp cho nhà nông có thể can thiệp sớm nhằm giải quyết vấn đề. Khắc phục kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe cho cây trồng và tăng năng suất nông nghiệp.
Canh tác chính xác
Canh tác chính xác là một ứng dụng của AI trong nông nghiệp. Nó sử dụng các công nghệ như học máy (machine learning), thị giác máy tính (computer vision) và công nghệ cảm biến (sensor technology) để giúp nhận diện, thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định canh tác chính xác và dự đoán sản lượng.
Ngoài ra, các hệ thống canh tác chính xác sử dụng công nghệ cảm biến để thu thập dữ liệu về đất, cây trồng và môi trường xung quanh để đưa ra quyết định canh tác chính xác như tưới nước, bón phân, cắt tỉa cây… Các hệ thống này có thể giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước, tăng năng suất và giảm chi phí cho người nông dân.
Những lợi ích của AI trong nông nghiệp
AI cho phép ra quyết định tốt hơn
Phân tích dự đoán thực sự là một lợi ích cho ngành nông nghiệp. Nó giúp người nông dân giải quyết những thách thức chính của canh tác, chẳng hạn như phân tích nhu cầu thị trường, dự báo giá cả và tìm ra thời điểm tối ưu để gieo hạt và thu hoạch vụ mùa.
Hơn nữa, máy móc hỗ trợ AI cũng có thể xác định sức khỏe của đất và cây trồng, đưa ra khuyến nghị về phân bón, theo dõi thời tiết và cũng có thể xác định chất lượng của cây trồng. Tất cả những lợi ích như vậy của AI trong nông nghiệp cho phép nông dân đưa ra quyết định tốt hơn và canh tác hiệu quả hơn.
AI giúp tiết kiệm chi phí sản xuất
Canh tác chính xác sử dụng thiết bị hỗ trợ AI giúp nông dân trồng được nhiều loại cây trồng hơn với ít tài nguyên và chi phí hơn. AI cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực cho người nông dân, cho phép họ đưa ra quyết định đúng đắn ở từng giai đoạn canh tác. Với quyết định đúng đắn này, giúp giảm thất thoát sản phẩm, hóa chất và sử dụng hiệu quả thời gian, tiền bạc.
Hơn nữa, nó cũng cho phép nông dân xác định các khu vực cụ thể cần tưới tiêu, bón phân và xử lý thuốc trừ sâu, giúp tiết kiệm việc sử dụng quá nhiều hóa chất cho cây trồng. Tất cả những điều này tổng hợp lại và dẫn đến việc giảm sử dụng thuốc diệt cỏ, chất lượng cây trồng tốt hơn và lợi nhuận cao với ít tài nguyên hơn.
AI làm giảm tình trạng thiếu lao động.
Vấn đề thiếu lao động trong ngành nông nghiệp luôn là vấn đề nhức nhối. AI có thể giải quyết vấn đề này bằng tự động hóa trong nông nghiệp. Với AI và tự động hóa, nông dân có thể hoàn thành công việc mà không cần thêm người, và một số ví dụ là máy kéo không người lái, hệ thống tưới tiêu và bón phân thông minh, phun thuốc thông minh, phần mềm canh tác thẳng đứng và rô-bốt thu hoạch dựa trên AI. Máy móc và thiết bị do AI điều khiển nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với con người.
Những thách thức của việc áp dụng AI trong nông nghiệp
Nhìn thấy những lợi thế của AI đối với canh tác bền vững, việc triển khai công nghệ này có vẻ là một bước đi hợp lý cho mọi nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đáng chú ý đó là:
Người nông dân chưa quen với các thiết bị được hỗ trợ AI
Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi sử dụng AI trong nông nghiệp, nhưng hầu hết người nông dân trên thế giới vẫn chưa quen với việc sử dụng các giải pháp và thiết bị hỗ trợ AI. Để giải quyết các vấn đề, các công ty AI nên cung cấp các thiết bị cơ bản cho nông dân và khi họ đã quen với chúng, sau đó cung cấp cho họ các máy móc tiên tiến hơn.
Thiếu kinh nghiệm với các công nghệ mới nổi
Việc áp dụng AI và các công nghệ mới nổi trong nông nghiệp cho các nước đang phát triển có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức. Sẽ rất khó để bán những công nghệ như vậy ở những khu vực không có công nghệ nông nghiệp như vậy đang được áp dụng. Ở những khu vực này, để sử dụng những công nghệ tiên tiến người nông dân cần sự hỗ trợ, tập huấn của các công ty phát triển công nghệ hoặc công ty bán hàng.
Các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật
Vì vẫn chưa có quy định và chính sách rõ ràng về việc sử dụng AI, nên nó có thể phát sinh nhiều vấn đề pháp lý. Hơn nữa, do việc sử dụng phần mềm và Internet, cũng có thể xảy ra một số vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật như tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu. Tất cả những vấn đề này có thể tạo ra một vấn đề lớn cho chủ trang trại hoặc người nông dân.
Tóm lại, công nghệ AI sẽ tiếp tục được phát triển và ứng dụng một cách mạnh mẽ để phân tích, giám sát và dự đoán các tác động môi trường khác nhau đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cùng với đó, trước ảnh hưởng thực tế từ biến đổi khí hậu, việc dự báo thời tiết chính xác giúp nông dân đưa ra các quyết định đúng đắn về thời gian và đối tượng canh tác để tối đa hóa lợi nhuận canh tác.
Nông nghiệp là ngành kinh tế cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý và sản xuất trong nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Vậy trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp là gì? Nó mang lại những lợi ích gì, được ứng dụng thế nào trong nông nghiệp hiện nay? Những thông tin này sẽ được Globalcheck gửi tới bạn đọc trong bài viết sau đây!
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trong thời đại số hóa hiện nay. AI có khả năng học hỏi, dự đoán, tìm kiếm, phân tích thông tin nhanh chóng và chính xác. Công nghệ này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của nhiều quốc gia, đóng góp đáng kể vào GDP và là nguồn cung cấp lương thực cho con người. Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp là sự ứng dụng các công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, nhiều ứng dụng mới của công nghệ này đã được đưa vào nông nghiệp, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và chi phí sản xuất.
Lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp
– Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất bằng cách đưa ra các quyết định chính xác và nhanh chóng. Qua đó giúp giảm thiểu các sai sót và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
– Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện sớm các vấn đề trong sản xuất như bệnh tật hoặc thời tiết xấu. Từ đó giúp cho nhà nông có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro, chi phí sản xuất.
– Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp giúp tăng tính bền vững của ngành này, từ đó giúp giảm thiểu sử dụng hóa chất và nước để sản xuất cây trồng. Đồng thời công nghệ thông minh này cũng làm giảm thiểu tác động của nông nghiệp đến môi trường.
CÁC ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NÔNG NGHIỆP
Những lợi ích của trí tuệ nhân tạo mang lại cho nông nghiệp là rất lớn. Chính vì lý do đó mà công nghệ này đã và đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong sản xuất, canh tác nông nghiệp.
1. Thiết bị phân tích dự báo thời tiết
Thiết bị phân tích dự báo thời tiết là một trong những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp. Thiết bị này được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu về thời tiết, từ đó đưa ra dự báo về tình trạng thời tiết trong tương lai, giúp cho người nông dân có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
Các thiết bị phân tích dự báo thời tiết hiện nay thường được trang bị cảm biến và các công nghệ đo lường như máy quang phổ, máy quang phổ khí quyển, máy đo lường độ ẩm và nhiệt độ không khí, các loại radar, hệ thống vệ tinh, và các công nghệ mô hình hóa thời tiết dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo.
Đối với nông nghiệp đại điền, thiết bị phân tích dự báo thời tiết rất hữu ích trong việc giúp cho các hộ nông dân có thể đưa ra các quyết định phù hợp với tình trạng thời tiết. Ví dụ, khi thiết bị phát hiện ra rằng trong một vài ngày tới sẽ có mưa lớn, người nông dân có thể quyết định hoãn việc phun thuốc trừ sâu hoặc thu hoạch trái cây để đảm bảo an toàn cho cây trồng và giảm thiểu rủi ro tổn thất về nông sản.
2. Hệ thống theo dõi sức khoẻ của đất và cây trồng
Ứng dụng tiếp theo của trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp là hệ thống theo dõi sức khỏe của đất và cây trồng. Được thiết kế để giám sát và cung cấp thông tin, hệ thống này cung cấp thông tin về độ ẩm đất, chất dinh dưỡng, nồng độ CO2, nhiệt độ, độ ẩm không khí và các chỉ số khác liên quan đến sức khỏe cây trồng.
Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến để thu thập dữ liệu, sau đó sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu này. Các kết quả phân tích được cung cấp cho nhà nông hoặc các chuyên gia nông nghiệp để họ có thể đưa ra quyết định thông minh về cách trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
Hệ thống theo dõi sức khỏe của đất và cây trồng có thể giúp cho các nhà nông tối ưu hóa sản lượng, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí. Nó cũng giúp cho các nhà nghiên cứu nông nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cây trồng và môi trường sống của chúng. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
3. Máy bay nông nghiệp phân tích sức khỏe cây trồng
Máy bay nông nghiệp (drone) được sử dụng để phân tích sức khỏe của cây trồng bằng cách sử dụng các cảm biến như máy ảnh RGB, máy ảnh hồng ngoại và máy quét LiDAR. Các cảm biến này sẽ thu thập dữ liệu về sức khỏe của cây trồng, bao gồm độ ẩm của đất, lượng mưa, mức độ phát triển của cây, các bệnh và sâu bệnh, hoặc những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.
Sau khi thu thập dữ liệu, hệ thống phân tích sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu, đưa ra những phân tích và dự báo về sức khỏe của cây trồng. Điều này cho phép những người trồng trọt đưa ra những quyết định thông minh về cách chăm sóc cây trồng của họ, bao gồm thời gian tưới nước, phân bón và sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh.
Việc sử dụng máy bay không người lái trong việc phân tích sức khỏe cây trồng cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe của cây trồng một cách thủ công. Nó cũng cho phép người trồng trọt đưa ra những quyết định nhanh chóng về cách chăm sóc cây trồng của họ để đảm bảo sức khỏe và năng suất tối đa.
4. Robot nông nghiệp phục vụ canh tác
Robot nông nghiệp là một loại robot được thiết kế để phục vụ trong hoạt động canh tác và sản xuất nông nghiệp. Các robot này có thể được sử dụng để giám sát, quản lý, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, robot còn có thể giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí và làm giảm tác động của hoạt động nông nghiệp đến môi trường.
Các tính năng của robot nông nghiệp bao gồm các cảm biến để giám sát sức khỏe của cây trồng, phân tích đất và dự báo thời tiết, hệ thống điều khiển để kiểm soát phun thuốc và tưới nước và khả năng tự động hóa các hoạt động như thu hoạch. Các robot nông nghiệp thường được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa hoàn toàn, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Việc sử dụng robot nông nghiệp có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảm tác động của hoạt động này đến môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống robot nông nghiệp cần đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn và sự đào tạo kỹ thuật cao cho người sử dụng.
5. Phân tích dự đoán và canh tác chính xác
Phân tích dự đoán và canh tác chính xác là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp. Nó sử dụng các công nghệ như machine learning, computer vision và sensor technology để giúp nhận diện, thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định canh tác chính xác và dự đoán sản lượng.
Các hệ thống phân tích dự đoán sử dụng các thuật toán machine learning để xử lý dữ liệu, đưa ra dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như thời tiết, đất và sức khỏe của cây. Các hệ thống này có thể giúp người nông dân đưa ra quyết định chính xác về thời gian và cách thức bón phân, tưới nước hay các hoạt động canh tác khác.
Ngoài ra, các hệ thống canh tác chính xác sử dụng công nghệ sensor để thu thập dữ liệu về đất, cây trồng và môi trường xung quanh để đưa ra quyết định canh tác chính xác như tưới nước, bón phân, cắt tỉa cây…..Các hệ thống này có thể giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước, tăng năng suất và giảm chi phí cho người nông dân.
6. Hệ thống hỗ trợ AI để phát hiện dịch hại
Hệ thống hỗ trợ AI để phát hiện dịch hại trong nông nghiệp là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh hại và côn trùng gây hại. Hệ thống này sử dụng các kỹ thuật và mô hình dữ liệu để phân tích các dữ liệu từ các cảm biến. Sau đó, hệ thống phân tích dữ liệu để xác định liệu có sự xuất hiện của dịch hại hay không, đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch hại và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Hệ thống AI cũng có thể phát hiện các thay đổi trong sự phát triển của cây trồng, như sự lớn nhanh hay chậm của cây trồng. Từ đó phát hiện các vấn đề sức khỏe và giúp cho nhà nông có thể can thiệp sớm nhằm giải quyết vấn đề. Khắc phục kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe cho cây trồng và tăng năng suất nông nghiệp.
GLOBALCHECK ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NÔNG NGHIỆP
Trung tâm nông nghiệp Globalcheck là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp tại Việt Nam. Globalcheck đã áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như:
Trạm giám sát nông nghiệp DTsmartAG
Trạm giám sát nông nghiệp DTsmartAG là một hệ thống kết nối các cảm biến và thiết bị giám sát để thu thập dữ liệu về các yếu tố quan trọng như độ ẩm, nhiệt độ, độ sáng, độ ẩm đất, chất lượng không khí, mưa, gió… từ một khu vực trồng trọt. Hệ thống này sử dụng công nghệ IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của cây trồng và đất đai.
Một số tính năng của trạm giám sát nông nghiệp DTsmartAG có thể kể đến:
– Giám sát và đo lường các yếu tố môi trường quan trọng như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đất, chất lượng không khí, mưa, gió…
– Phát hiện sớm các dịch hại, bệnh tật và sâu bệnh trên cây trồng thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc các dấu hiệu khác.
– Cung cấp các dữ liệu liên quan đến sức khỏe cây trồng và đất đai như mức độ phát triển, lượng nước cần thiết, chất dinh dưỡng, hàm lượng PH của đất…
– Đưa ra các gợi ý về việc điều chỉnh mức độ tưới nước, phân bón, thuốc trừ sâu cho phù hợp với điều kiện thời tiết và tình trạng cây trồng.
– Phân tích dữ liệu về các yếu tố thời tiết, khí hậu và sự thay đổi của chúng để đưa ra dự báo và cảnh báo cho người nông dân.
Với trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG, người nông dân có thể quản lý và điều chỉnh môi trường trồng trọt một cách hiệu quả và chính xác hơn. Giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí sản xuất.
Máy bay nông nghiệp Globalcheck
Máy bay nông nghiệp Globalcheck là một loại máy bay không người lái được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng được thiết kế để thu thập thông tin về đất đai, cây trồng và môi trường, từ đó giúp cho người nông dân quản lý và canh tác đất đai, cây trồng hiệu quả hơn.
Các ứng dụng của máy bay nông nghiệp Globalcheck bao gồm:
– Giám sát cây trồng: máy bay nông nghiệp được trang bị các cảm biến như máy ảnh, máy quét laser, máy quét siêu âm, giúp thu thập dữ liệu về sức khỏe cây trồng, mật độ và chiều cao cây trồng, diện tích đất trồng…
– Phân tích dữ liệu: dữ liệu thu thập được từ máy bay nông nghiệp Globalcheck có thể được phân tích và đưa ra các kết luận về sức khỏe của cây trồng, chất lượng đất đai và các yếu tố môi trường khác.
– Phun thuốc trừ sâu, gieo hạt, rải phân bón: máy bay nông nghiệp Globalcheck được trang bị hệ thống phun thuốc tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực trong quá trình phun thuốc trừ sâu, gieo hạt, rải phân.
– Giám sát độ ẩm đất: máy bay nông nghiệp được trang bị các cảm biến đo độ ẩm đất, giúp người nông dân quản lý đất đai và tưới nước hiệu quả hơn.
Sử dụng các sản phẩm máy bay nông nghiệp Globalcheck như G100, PG40, VG40, sẽ giúp cho người nông dân giảm chi phí, nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian, bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Robot nông nghiệp Globalcheck
Robot nông nghiệp Globalcheck được thiết kế để thực hiện các tác vụ nông nghiệp tự động hoặc bán tự động. Những robot này được sử dụng để giảm chi phí lao động, tăng năng suất và giảm sử dụng hóa chất độc hại.
Một số ứng dụng của robot nông nghiệp bao gồm:
– Thực hiện các công việc trong canh tác cây trồng như: thu hoạch, tưới cây và phun thuốc trừ sâu.
– Giám sát và phân tích dữ liệu về đất, cây trồng và thời tiết để đưa ra các quyết định thông minh về canh tác và chăm sóc cây trồng.
– Vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa trong các nhà kho và trang trại.
– Tự động hóa các quy trình sản xuất trong ngành chế biến nông sản.
– Cải thiện hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu.
Như vậy, các sản phẩm của Globalcheck giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động của các yếu tố bất lợi đến cây trồng và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Hiện nay, các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Globalcheck đã được thành lập tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc như: Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Cần Thơ, Long An…. Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trên khắp cả nước có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao.
Trên đây là bài viết về Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp: lợi ích, những ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nếu quý khách quan tâm đến các sản phẩm công nghệ thông minh của Globalcheck, xin vui lòng liên hệ tới số Hotline để được tư vấn chi tiết.
Mặc dù Ninh Thuận là thủ phủ tôm giống của cả nước, thế nhưng thực tế hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lại chưa tương xứng.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận, năm 2024 dù sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thu cao nhưng cũng là năm các cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn. Khó khăn là do môi trường ngày càng suy giảm khiến dịch bệnh xảy ra, bên cạnh đó, với sức cạnh tranh khốc liệt ở thị trường tiêu thụ, các cơ sở sản xuất tôm giống phải khuyến mãi 100-150% mới tiêu thụ được sản phẩm.
Hiện Ninh Thuận đang duy trì 11 cơ sở an toàn dịch bệnh với tôm giống và tôm bố mẹ. Ảnh: PC.
Nguyên nhân do nhiều tỉnh khác cũng đang phát triển sản xuất giống thủy sản. Thêm nữa, ngành sản xuất tôm giống còn phải đối mặt với khó khăn về nguyên liệu đầu vào, chi phí đầu vào tăng cao; trong khi đó giá sản phẩm bấp bênh, không ổn định.
So với các địa phương khác thì Ninh Thuận tự hào là trung tâm sản xuất tôm giống, với sản lượng năm 2024 là 44 tỷ con, chiếm 35% sản lượng tôm giống cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại cho từng cơ sở sản xuất ngày càng đi xuống. Trước thực trạng trên, từng cơ sở phải có hướng đi phù hợp mới có thể phát nếu bền vững.
Ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận thừa nhận: “Sản lượng tôm giống của Ninh Thuận ngày càng tăng, nhưng khó khăn của các doanh nghiệp cũng ngày càng nhiều”.
Ông Quê nêu ví dụ: “Năm 2024 tình hình cạnh tranh sản phẩm tôm giống trên thị trường quá khốc liệt, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận phải khuyến mãi 100% thì mới tìm được đầu ra, có những doanh nghiệp phải khuyến mãi đến 150% mà vẫn không tiêu thụ được”.
Thế nên, theo ông Quê, những thành tựu mà ngành sản xuất tôm giống của Ninh Thuận chưa thể mang lại niềm vui trọn vẹn. Ông Quê cho rằng cần phải phát huy được thương hiệu tôm giống Ninh Thuận để ngành sản xuất tôm giống thoát khỏi vòng vây khó khăn.
“Từ năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp cho Ninh Thuận nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận”. Tuy nhiên, đến nay thương hiệu này vẫn chưa được phát huy tối đa. Nếu khai thác được thương hiệu thì các cơ sở sản xuất sẽ thu hút được khách hàng chứ không phải vừa bán vừa cho như hiện nay”, ông Quê khẳng định.
Ngành sản xuất tôm giống Ninh Thuận phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Ảnh: PC.
Ông Quê đề xuất: “Về quản lý Nhà nước, rất mong các cơ quan chức năng giảm bớt các thủ tục hành chính. Ví như trong điều kiện ương dưỡng, những trại tôm giống chỉ có 30 hồ sản xuất cũng phải đi làm thùng chứa rác thải nguy hại ngang như 1 công ty có quy mô hàng ngàn hồ nuôi. Bố trí thùng chứa rác thải nguy hại là rất cần thiết, nhưng phải áp dụng phù hợp với quy mô thực tế để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp”.
Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm giống còn yếu
Còn ông Dư Ngọc Tuấn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận thì boăn khoăn: Đối với vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải, UBND tỉnh Ninh Thuận hiện đang có chủ trương kêu gọi đầu tư vào khu vực này nhằm xây dựng khu sản xuất tôm giống công nghệ cao kiểu mẫu của cả nước. Đây là chủ trương lớn và phù hợp với nguyện vọng của người nuôi tôm.
Tuy nhiên, người dân không biết tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nuôi tôm giống hay đầu tư cơ sở sản xuất giống. Nếu đầu tư cơ sở sản xuất giống thì không biết quỹ đất trong vùng này có còn hay không. Còn nếu đầu tư xây dựng hoàn thiện công trình cơ ở hạ tầng thì chủ trương, chính sách của tỉnh là gì. Chủ trương, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc thù khu sản xuất tôm giống công nghệ cao kiểu mẫu cần được sớm ban hành để kêu gọi đầu tư.
“Xây dựng khu sản xuất tôm giống công nghệ cao kiểu mẫu nếu trông vào nội lực của tỉnh sẽ rất khó, vì Ninh Thuận còn nhiều khó khăn, cần phải kêu gọi nhà đầu tư. Rất mong ngành nông nghiệp sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách để các nhà đầu tư cân nhắc tham gia”, ông Tuấn nói.
Năm 2024, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận phải khuyến mãi 100% thì mới tìm được đầu ra. Ảnh: PC.
Một bất cập khác cũng được ông Tuấn nêu ra là: Vùng sản xuất tôm giống Nhơn Hải khá gần với vùng quy hoạch nuôi biển. Do đó, một số doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong vùng Nhơn Hải có ý kiến là cần có cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá lại tác động môi trường nuôi biển ven bờ ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ ngành sản xuất tôm giống như thế nào. Nếu có ảnh hưởng thì cần nghiên cứu, thiết lập vùng đệm để bảo vệ 2 vùng sản xuất tôm giống lớn nhất tỉnh.
Theo ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận, về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trung tâm giống thủy sản tập trung hiện nay chưa được triển khai rốt ráo. Hiện mới chỉ xây dựng được hệ thống thu gom nước thải, nhưng không biết đầu ra của nước thải trong hệ thống được đưa về đâu.
Chưa kể đến chuyện xung đột giữa các lĩnh vực nuôi khác nhau trong một vùng nuôi; phía trên thì nuôi ốc hương, bên hông nuôi cá; với lượng thức ăn tươi sống của hai đối tượng nuôi nói trên đổ xuống nguồn nước nuôi mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm giống. “Chúng tôi rất mong ngành chức năng chỉ đạo quyết liệt khắc phục tình trạng này”, ông Quê đề nghị.
Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.
Cung ứng cho thị trường 45 tỷ con giống
Theo bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển và Thủy sản Ninh Thuận, địa phương có hai khu quy hoạch sản xuất tôm giống, với tổng diện tích 298ha. Trong đó, khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải (huyện Ninh Phước) có diện tích 168ha và khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải (huyện Ninh Hải) có diện tích 130ha.
Ninh Thuận chiếm trên 30% sản lượng tôm giống của cả nước. Ảnh: PC.
Hiện nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có 460 cơ sở sản xuất tôm giống, hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 45 tỷ con tôm post, chiếm trên 30% sản lượng tôm giống của cả nước.
“UBND tỉnh Ninh Thuận đã quy hoạch vùng sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao An Hải và vùng sản xuất tôm bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải đến năm 2030 và đang có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư có đủ điều kiện đầu tư vào khu vực này, nhằm xây dựng khu sản xuất giống An Hải thành khu sản xuất tôm giống công nghệ cao kiểu mẫu của cả nước”, bà Nguyễn Thị Lệ cho hay.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận, khu sản xuất giống thủy sản tập trung Nhơn Hải có diện tích khoảng 130ha là khu vực tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, sản lượng giống tôm khu vực này chiếm khoảng 45-55% sản lượng giống của tỉnh.
Ngoài hai khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao nói trên, Ninh Thuận còn một số khu vực sản xuất tôm giống nhỏ lẻ như Cà Ná, Ninh Chữ, Tri Hải… sản lượng giống ở những điểm sản xuất này ít, hàng năm đóng góp khoảng 10% sản lượng tôm giống toàn tỉnh.
Năm 2024, Ninh Thuận cung cấp cho thị trường 44 tỷ con tôm giống. Ảnh: PC.
“Sản lượng giống thủy sản trong năm 2024 của tỉnh đạt trên 45 tỷ con. Trong đó, tôm giống đạt 44 tỷ con (tôm sú 8,73 tỷ con, tôm thẻ chân trắng đạt 35,62 tỷ con) và giống thủy sản khác 1,3 tỷ con. Với điều kiện hiện tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống của địa phương sẵn sàng sản xuất và đáp ứng trên 30% nhu cầu tôm giống của cả nước”, bà Nguyễn Thị Lệ chia sẻ.
Vùng sản xuất tôm giống bố mẹ duy nhất
Theo Chi cục Biển và Thủy sản Ninh Thuận, vùng sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh Sơn Hải (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) có diện tích 37,7ha là vùng quy hoạch sản xuất tôm bố mẹ đầu tiên và duy nhất trong cả nước. UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I hợp tác với Công ty TNHH Moana Ninh Thuận sản xuất tôm sú bố mẹ gia hóa với diện tích 7ha và Tập đoàn Việt Úc xây dựng Trung tâm sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ với diện tích 15ha.
Theo đó, Tập đoàn Việt Úc hợp tác với Viện SCIRO (Úc) thực hiện chương trình gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ, sản lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Công ty TNHH Việt Úc Phước Dinh đạt 36.000 con/1 năm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Tập đoàn Việt Úc chủ yếu chỉ cung cấp cho hệ thống trại sản xuất tôm giống thuộc Tập đoàn, chưa cung cấp cho các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống bên ngoài.
Tôm giống Ninh Thuận từ lâu đã được người nuôi tôm trên cả nước đánh giá cao về chất lượng và luôn được tin dùng. Ảnh: PC.
Bên cạnh đó, những năm gần đây Công ty TNHH Moana đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc gia hóa, chọn tạo tôm sú bố mẹ tại Hawaii (Mỹ). Sản lượng tôm sú bố mẹ Moana hàng năm dao động từ 20.000-30.000 con; tôm sú bố mẹ Moana được thị trường đánh giá có chất lượng tốt, sạch bệnh, đảm bảo đủ số lượng để cung ứng cho các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả một số nước như Đài Loan, Malaysia, Nigeria, Banglades, Thái Lan, Trung Quốc.
Đến nay, ngành nông nghiệp và môi trường Ninh Thuận đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho 466 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, chiếm 100% cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động.
Cũng theo bà Lệ, tôm giống Ninh Thuận từ lâu đã được người nuôi tôm trên cả nước đánh giá cao về chất lượng và luôn được tin dùng. Nhằm tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tôm giống Ninh Thuận trên thị trường, năm 2016, Sở NN-PTNT Ninh Thuận (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận tôm giống tỉnh Ninh Thuận. Năm 2018, thương hiệu giống Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận.
Ngành chức năng kiểm soát chặt chất lượng tôm giống đầu vào, từ tôm bố mẹ nhập khẩu đến tôm đánh bắt trong tự nhiên để giữ chữ tín thương hiệu tôm giống Ninh Thuận.
Theo ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm giống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành chức năng tỉnh này.
Ninh Thuận có hai khu quy hoạch sản xuất tôm giống, với tổng diện tích 298ha. Ảnh: PC.
Đến nay, trên địa bàn Ninh Thuận đã có 457 cơ sở sản xuất tôm giống được ngành chức năng cấp chứng nhận đủ điều kiện ương dưỡng tôm giống. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống đầu vào, từ con tôm sú bố mẹ nhập khẩu cũng như tôm sú đánh bắt trong tự nhiên.
Đối với tôm giống vận chuyển nội tỉnh thì không được kiểm dịch, tuy nhiên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận nắm bắt kỹ việc vận chuyển từ cơ sở có nhập tôm bố mẹ về đến cơ sở trong quá trình sản xuất giống để giám sát theo đợt, theo trại, để kiểm soát chặt chẽ tôm giống đầu vào.
Cũng theo ông Khánh, công tác giám sát địa bàn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận nắm bắt nhật ký sản xuất, thu mẫu định kỳ, nhằm đảm bảo kiểm soát 3 bệnh nguy hiểm thường xảy ra trên tôm. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chi cục đề nghị cơ sở sản xuất tiêu hủy số tôm này.
Đặc biệt, ngành chức năng Ninh Thuận đã thực hiện kiểm dịch trên phần mềm, nên công tác kiểm dịch được diễn ra nhanh chóng, tạo thuận lợi cho kiểm dịch viên và các trại nuôi tôm giống. Lúc cao điểm, ngành chức năng Ninh Thuận phải giải quyết đến 300 hồ sơ/ngày, nhân lực của Chi cục Chăn nuôi và Thú y không đủ để thực hiện công tác kiểm dịch.
Công tác kiểm soát dịch bệnh tôm giống được Ninh Thuận đặc biệt chú trọng. Ảnh: PC.
Khi công tác kiểm dịch được thực hiện trên phần mềm, kết quả kiểm dịch được máy tổng hợp và gửi đến các địa phương nơi tiếp nhận con giống vào lúc 16 giờ 30 phút hàng ngày. Đến kỳ cơ sở xuất bán tôm giống, khi đã có kết quả xét nghiệm, kiểm dịch viên chỉ kiểm tra lại số lượng các loại, kiểm tra lại lô hàng và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
“Số giấy chứng nhận kiểm dịch Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cấp trong năm 2024 là 69.274 giấy, tăng so với năm 2022 và 2023. Riêng số lượng tôm post, trong năm 2024, ngành chức năng Ninh Thuận đã kiểm dịch được 37,358 tỷ con, đạt 82% số lượng tôm giống và giám sát nội tỉnh được 2,9 tỷ con tôm giống, 7,5 tỷ Nau; nhập khẩu tôm bố mẹ năm trước đạt hơn 72.000 con”, ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho hay.
Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh
Cũng theo ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, sở dĩ công tác kiểm dịch tôm giống mới chỉ đạt 82% số lượng tôm giống sản xuất ra là do các trại sản xuất tôm giống còn trốn tránh kiểm dịch. Số lượng kiểm dịch tuy không hạn chế, nhưng các trại sản xuất tôm giống khai báo không đủ, nhất là phần tôm khuyến mãi các trại không khai báo trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
“Ví như hôm nay trại xuất bán 1 triệu con tôm giống, thế nhưng thực tế trên xe có đến 1,5 triệu con, 500.000 con thừa ra là để khuyến mãi cho khách hàng, thường thì số lượng tôm giống không được khai báo tình trạng này xảy ra rất nhiều”, ông Huỳnh Minh Khánh bộc bạch.
Sản lượng tôm giống được sản xuất trong những cơ sở an toàn dịch bệnh chiếm khoảng 15-20% sản lượng tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: PC.
Trong năm 2024, tôm bố mẹ xuất tỉnh là 24.466 con, gồm tôm thẻ và tôm sú bố mẹ; trong đó, tôm sú bố mẹ là 4.266 con, còn tôm thẻ bố mẹ 20.200 con. Tôm thẻ bố mẹ chủ yếu của Công ty TNHH Việt Úc xuất nhập trong nội bộ, đưa về Bến Tre, Bình Thuận, Bình Định. Lượng Nauplius, giai đoạn đầu của tôm giống (viết tắt là Nau) xuất tỉnh trong năm 2024 là 8,2 tỷ con, chủ yếu đi về Bạc Liêu.
Tất cả các cơ sở sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận đều lấy mẫu để ngành chức năng thực hiện công tác giám sát bệnh các bệnh nguy hiểm trên tôm như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và hoại tử cơ. Trong 6.191 mẫu gộp; ngành chức năng chỉ phát hiện có 1 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp, chiếm 0,02% trong tổng số mẫu. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với năm 2023 (năm 2023, ngành chức năng Ninh Thuận lấy 5.431 mẫu, trong đó có 29 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp).
Điều này được chứng minh qua các kết quả về năng suất, sản lượng, nhưng giá thành vẫn là rào cản lớn với sản phẩm tôm Việt Nam khi thâm nhập thị trường thế giới.
Ngành tôm Việt Nam có lợi thế để cải thiện thứ hạng
Theo ông Trình Trung Phi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt – Úc, mặc dù là quốc gia có sản lượng tôm xuất khẩu đứng thứ 3 trên toàn thế giới nhưng Việt Nam có lợi thế rất lớn để cải thiện thứ hạng.
Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép nuôi tôm quanh năm, đặc biệt còn sở hữu một vùng cửa sông rộng lớn như châu thổ Mê Kông với lưu lượng nước đổ ra biển trung bình 13.200 m3/s; mùa lũ có thể lên đến 30.000 m3/s.
Th.S Trình Trung Phi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt – Úc nhận định, mặc dù là quốc gia có sản lượng tôm xuất khẩu đứng thứ 3 trên toàn thế giới nhưng Việt Nam có lợi thế rất lớn để cải thiện thứ hạng. Ảnh: Tùng Đinh.
Trong khi đó, lưu lượng nước của Sông Rio Guayas chỉ đạt trung bình 1.982 m3/s nhưng đã đóng góp lên đến 83% sản lượng của Ecuador – quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất hiện nay.
Xét về tiềm năng diện tích nuôi, Việt Nam hiện sở hữu tổng diện tích nuôi tôm nước lợ lớn hơn cả Ecuador. Cụ thể, Ecuador chỉ có khoảng 215.611 ha và đã khai thác 100% diện tích này. Trong khi đó, Ấn Độ có 191.882 ha nuôi tôm nước lợ, nhưng đã dành riêng 125.673 ha cho tôm thẻ chân trắng.
Việt Nam chỉ mới sử dụng 120.951 ha cho thẻ chân trắng trong năm 2024, tăng 5.471 ha so với năm 2023 và mới sử dụng 16,41% diện tích cho đối tượng tiềm năng này.
Trong những năm gần đây, thách thức lớn nhất của ngành tôm Việt Nam là vấn đề dịch bệnh. Các bệnh do vi khuẩn có chứa các plasmid độc lực ngày càng tăng, gây ra các bệnh làm tôm chết nhanh ở giai đoạn nhỏ như: Bệnh mờ đục hậu ấu trùng (TPD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND)…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuống giống của người nuôi tôm. Cùng với đó, tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu càng làm gia tăng rủi ro và bất ổn trong sản xuất.
Ngoài ra, nhiều bệnh nguy hiểm khác như: Đốm trắng, EHP, phân trắng… vẫn chưa có giải pháp kiểm soát thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người nuôi tôm vẫn hoạt động theo quy mô nông hộ, với điều kiện cơ sở vật chất hạn chế và các biện pháp an toàn sinh học chưa được áp dụng đầy đủ hoặc đúng cách, dẫn đến hiệu quả phòng bệnh không cao.
Giá thành vẫn là rào cản lớn
Theo ông Phi, đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng công nghệ nuôi tôm của Việt Nam không thua bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điều này được chứng minh qua các kết quả về năng suất và sản lượng.
Tuy nhiên, giá thành vẫn là rào cản lớn đối với các sản phẩm tôm Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường thế giới. Nguyên nhân là do phần lớn nuôi tôm ở nước ta là nông hộ nhỏ lẻ, với quy mô 1 – 3 ha, trong khi mật độ thả nuôi thường cao hơn Ecuador 5 – 10 lần.
Tập đoàn Việt – Úc ứng dụng công nghệ bắn chip điện tử cho tôm bố mẹ phục vụ quá trình theo dõi. Ảnh: Hồng Thắm.
Do diện tích nuôi nhỏ và mật độ thả nuôi cao, các yêu cầu về an toàn sinh học trong hệ thống nuôi của Việt Nam lại thường không được đảm bảo, khiến việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành tôm nuôi của nước ta ở mức cao.
Bên cạnh đó, do thiếu vốn, người nuôi thường phải mua sản phẩm đầu vào qua nhiều khâu trung gian, khiến giá bị đội lên 30 – 40%.
Trong khi đó, các quốc gia như Ecuador có giá thành sản xuất thấp một phần do quy mô trang trại lớn. Trang trại diện tích từ 10 ha trở lên chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi. Sản lượng lớn thường đến từ các trại có quy mô 50 – 250 ha với tỷ lệ gần 30% tổng diện tích.
Bên cạnh đó, các sản phẩm đầu vào không qua nhiều khâu trung gian. Đồng thời còn tối ưu được chi phí nhân công và năng lượng.
Thay đổi thể chế, quy định để các viện chuyên ngành có thể phối hợp nhanh chóng với doanh nghiệp
Tập Đoàn Việt – Úc đang giải quyết các khó khăn của ngành tôm thông qua chương trình chọn giống, đưa hàng loạt các nghiên cứu và ứng dụng mới về dinh dưỡng trong khâu sản xuất giống, ương vèo như thức ăn tổng hợp chất lượng cao, artemia, tảo… để có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi từ 100 ngày xuống còn 70 ngày với các ứng dụng về công nghệ cho thức ăn theo yêu cầu, siphon tự động, sử dụng các chế phẩm sinh học có nhiều chức năng về tăng cường miễn dịch và khả năng tiêu hóa của tôm nuôi.
Nhà máy chế biến tôm của Tập đoàn Việt – Úc. Ảnh: Hồng Thắm.
Đối với mảng thức ăn tôm, Việt – Úc đã liên kết với Tập đoàn Biomar hình thành nên liên doanh thức ăn Biomar Việt – Úc để nhanh chóng đưa các nghiên cứu mới của thế giới về dinh dưỡng, tiếp cận các nguồn nguyên liệu cao cấp giá rẻ nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý cho người nuôi.
Việt – Úc cũng luôn tạo ra sân chơi mở để các tập đoàn lớn trên thế giới có thể cùng phối hợp nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp kịp thời cho người nuôi.
Điều mà Việt – Úc mong muốn nhất là Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhanh chóng triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, thay đổi thể chế, quy định để các viện chuyên ngành có thể phối hợp nhanh chóng với các doanh nghiệp nhằm kịp thời đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất. Đồng thời cùng phối hợp nghiên cứu các vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp thực sự cần, từ đó góp phần thúc đẩy ngành tôm nước lợ phát triển bền vững.
Một nghiên cứu đánh giá dấu chân carbon trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc cho thấy tiềm năng giảm phát thải carbon khi sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Trung Quốc – nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới đã lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá dấu chân carbon (carbon footprint) đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn khép kín (RAS). Kết quả cho thấy hệ thống này có tiềm năng giảm phát thải nếu sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa hiệu suất nuôi.
Nghiên cứu được thực hiện trên 4 cơ sở nuôi tại tỉnh Quảng Đông, sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) từ đầu vào đến khi tôm thẻ chân trắng được thu hoạch. Dấu chân carbon được ghi nhận dao động từ 13,8 đến 14,9 tấn CO2 tương đương trên mỗi tấn tôm thương phẩm.
Trong đó, điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 50%), tiếp theo là phát thải sinh học từ hô hấp của tôm thẻ chân trắng, thức ăn và vật liệu xây dựng. Đáng chú ý, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời giảm phát thải tới 92% so với khi dùng điện sản xuất từ than đá.
Theo các nhà nghiên cứu, phát thải sinh học có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả sinh trưởng và quản lý nuôi trồng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò đáng kể trong tổng phát thải, nhất là ở những trang trại tôm thẻ chân trắng quy mô lớn.
Kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm rõ những thách thức và cơ hội để ngành tôm Trung Quốc ứng dụng công nghệ cao chuyển hướng sang sản xuất ít phát thải, thân thiện với môi trường hơn trong tương lai.