KỸ THUẬT TỈA BÔNG SẦU RIÊNG

 KỸ THUẬT TỈA BÔNG SẦU RIÊNG 

   Nhiều nhà vườn thường đánh giá việc THẤT hay TRÚNG của một mùa vụ qua số bông trên cây.

   Đi ngang vườn sầu riêng nào trong xóm thấy bông ra nhiều, đầy cả cây thì kể cả ông chú hay bà bác cũng đều nghĩ vườn này TRÚNG chắc rồi, chỉ đợi \”đếm tiền\” thôi. Sau đó, về nhà thấy cây vườn mình ra bông ít hơn thì rầu rĩ, chán nản. 

   Tuy nhiên, việc làm cây sầu riêng ra bông nhiều thì dễ nhưng để đậu được trái thì không hề dễ. Chỉ những nhà vườn kinh nghiệm lâu năm mới thấy rõ hậu quả của việc để nhiều bông. Họ không cần cây ra bông nhiều chỉ cần ra bông ĐỦ vì nổi sợ mang tên \”đi vặt bông sầu riêng\”.

————————————————

 Lí do NHẤT THIẾT phải tỉa bớt bông?

 – THỨ NHẤT: Các bạn hãy thử hình dung: 

 + Nếu chỉ có 1 cái bánh nhỏ mà phải đem chia cho 10 người ăn, thì ai cũng giành giật nhau để ăn, nhưng không ai ăn no được, ai cũng cảm thấy đói, yếu.

 + Nhưng nếu cũng cái bánh đó chỉ chia cho 1-2 người ăn, thì ai cũng được ăn no, đầy đủ, khỏe mạnh.

 Cũng như một cây sầu riêng mang quá nhiều bông thì bông nào cũng ốm, thiếu dinh dưỡng và tự rụng là điều đương nhiên.

– THỨ 2: Một cây có thể ra rất rất nhiều bông, có thể đến vài tỉ bông, nhưng nếu đó là những cây khỏe lâu năm thì cũng chỉ mang tối đa khoảng 300 trái. 

Do đó nếu không tỉa bớt, cây sẽ lãng phí một lượng dinh dưỡng rất lớn để nuôi những bông vô bổ, dẫn đến cây bị suy rất nặng.

 – THỨ 3: Những bông nào ốm, thiếu dinh dưỡng thì hạt phấn sẽ ít, chất lượng hạt phấn kém, cây thụ phấn không đạt, trái dễ bị rụng hoặc nếu đậu thì trái xấu, méo mó, tỉ lệ trái loại 1 thấp.

 Ngược lại, những bông to, khỏe thì hạt phấn sẽ nhiều, chất lượng hạt phấn tốt hơn, cây thụ phấn tốt. Trái tròn, đều, đầy hộc, tỉ lệ trái loại 1 cao.

– THỨ 4: Bông quá nhiều, sát nhau, tạo điều kiện cho nấm bệnh, sâu rầy phát triển và tấn công lên bông.

 ——————————————————

Kỹ thuật tỉa bông sẽ qua 3 bước:

 – Bước 1: Tỉa bỏ toàn bộ bông đầu cành. – Bước 2: Tỉa thưa các chùm bông trong cành, các chùm bông cách nhau khoảng 15 – 20 cm, ưu tiên chừa lại chùm bông dưới dạ (bụng), tỉa bỏ các chùm bông bên hông.

 – Bước 3: Tỉa bông trong chùm: tỉa bỏ bông ốm, nhỏ, xấu, bị sâu bệnh, dị dạng… mỗi chùm bông chỉ chừa khoảng 10 – 20 bông.

 TÓM LẠI: để tăng hiệu quả đậu trái cần tỉa bông ngay từ đầu, chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí phù hợp thì bông sẽ to khỏe, đầy đủ dinh dưỡng, chừa bông nào chắc đậu bông đó.

Nông Dược Xanh – BVTV BỐN SƠN tự tin đem tới cho quý Khách Hàng những sản phẩm chất lượng nhất, cam kết chính hãng 100%

Nguồn trích dẫn: website < https://nongduocxanh.com/blogs/tai-lieu-nong-nghiep/ky-thuat-tia-bong-sau-rieng >

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý RỤNG BÔNG – TRÁI NON SẦU RIÊNG

Đối với cây sầu riêng thì giai đoạn bông và trái non rất dễ rụng do 5 nguyên nhân chính sau, cùng Vật tư Nông Nghiệp Bốn Sơn tìm hiểu nhé!

 1. Rụng do Bị BỆNH THÁN THƯ

 – Thông thường nhà vườn không “thấy“ được do bệnh Thán Thư biểu hiện đa dạng ( lá , bông , trái …) do đó thấy rụng bông – trái non thì không biết xử lý .

 – Biểu hiện rõ nhất là : + Lá : chót lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá + Bông : cây có bông bị khô và rụng LÁC ĐÁC ( từ từ từng bông – trái non )

                                      + Trái non : trái non khô , rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái Xử lý : phun ngừa bệnh Thán Thư từ khi chuẩn bị làm bông ( trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày ) , phun định kỳ 7-10 ngày / lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày / lần vào mùa mưa .

2. Rụng do THIẾU DINH DƯỠNG

 – Thường xuất hiện ở các vườn trồng xen canh hoặc không bón cân đối phân hữu cơ và phân NPK hoặc không chăm sóc thường xuyên .

 – Đặc Điểm: Bông – Trái Non cũng rụng từ từ, lai rai và có biểu hiện như sau:

       + Cây bị rầy, bệnh (vi khuẩn, xì mủ, thỗi rễ … ) tấn công làm hư và rụng lá 

       + Cây không đủ cơi đọt và lá mới + Lá mỏng, nhỏ 

Xử lý: Bón phân Hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng:

 – Hữu cơ từ 5-10 kg / gốc và 2 – 3 tháng bón 1 lần – NPK : dùng NPK ba số bằng nhau (15-15-15, 16-16-16…) bón 0,5 kg – 1 kg / gốc và 1 tháng / lần.

3. Rụng do cây VỪA CÓ BÔNG – TRÁI NON VỪA RA ĐỌT (cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

 – Thường xuất hiện thời điểm tưới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông – trái thì cần ra đọt ( lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.

 – Đặc điểm: cơi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang có bông – trái Xử lý : 

có 2 biện pháp: 

– Hãm đọt : không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch. 

– Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi mắt cua ra 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bông chuẩn bị xổ nhuỵ. Đảm bảo cây Khoẻ – Sung và năng suất cao .

4. Rụng do SỐC NƯỚC

 – Thường xuất hiện trong mùa thuận (tháng 12-tháng 3) do làm bông vào mùa khô và cây ra bông – trái non vào thời điểm có mưa trái mùa .

 – Biểu hiện : Rụng bông – trái non đồng loạt và nhanh cấp tốc Xử lý : khi cây ra bông cũng tưới nước nhưng tưới ít , thông thường biện pháp này đi chung với kỹ thuật làm bông vừa bông vừa nuôi đọt 

5. Rụng do SỐC NHIỆT

 – Thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, lâu lâu lại xen lẫn vài cơn mưa hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn

 – Biểu hiện : Gây rụng bông – trái non rất nhiều

 Xử lý :

 – Dùng Utra Keo để cấp cứu chống rụng: 1 chai Utra Keo 100ml pha cho 25-50 lít nước phun trực tiếp vào cuống trái

 – Duy trì tưới nước đều dặn, đồng thời phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây. Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới và phun nước vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn

 6. Rụng do SINH LÝ (cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

 – Thường xuất hiện từ lúc sau khi đậu trái cho đến 1 tháng (giống Ri6) và đến 2 tháng (giống Mongthon)

 – Biểu hiện: trái non rụng từ từ, đỉnh điểm khoảng 15-20 ngày sau đậu trái Xử lý:

 – Cung cấp đủ dinh dưỡng phân hữu cơ và NPK ba số thì hạn chế rất nhiều hiện tượng này.

 – Biện pháp phun Bo chống rụng hay các chất chống rụng chỉ hiệu quả khi cây khoẻ (đủ dinh dưỡng), nếu cây suy yếu thì cho dù phun bao nhiêu cũng rụng. Có rất nhiều bạn cứ đợi bông rụng và trái non rụng hàng loại thì mới hỏi phun thuốc gì, bón phân gì …. thì quá trễ. 

Muốn ăn trái sầu riêng thì tập trung câu “XỬ LÝ BỆNH THÁN THƯ và CÂY ĐỦ DINH DƯỠNG“ từ trước khi cây ra bông, thậm chí vườn chuyên nghiệp đã chuẩn bị chăm sóc, bồi bổ cây từ sau khi thu hoạch.

Nông Dược Xanh – BVTV BỐN SƠN tự tin đem tới cho quý Khách Hàng những sản phẩm chất lượng nhất, cam kết chính hãng 100%

Nguồn trích dẫn: website < https://nongduocxanh.com/blogs/tai-lieu-nong-nghiep/nguyen-nhan-va-bien-phap-xu-ly-rung-bong-trai-non-sau-rieng >

9 LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.

Sầu riêng là loại cây ăn trái lâu năm không tránh khỏi các bệnh thường gặp. Sầu riêng được trồng nhiều ở các vùng Miền Tây, Miền Đông và Tây Nguyên, đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao. Do sự mẫn cảm cao với môi trường cũng như phải đối mặt với nhiều loại bệnh hại tấn công vì vậy sầu riêng không dễ chăm sóc. Bài viết sau đây, Tanixa giới thiệu đến bà con nhà nông các loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.

1. Bệnh vàng lá thối rễ

Bệnh Vàng lá thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytophthora sp. hay Pythium sp. gây ra

Bệnh vàng lá thối rễ sẽ làm cho cây sầu riêng bị thối rễ cám, vỏ rễ tuột ra và rễ lớn bị thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì chỉ làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất mùa vụ và chất lượng trái. Tuy nhiên, khi bệnh nặng sẽ làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

2. Bệnh cháy lá chết ngọn

Bệnh cháy lá chết ngọn là một trong những loại bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Loại nấm này xuất hiện chủ yếu ở những nơi thiếu ánh nắng, độ ẩm cao. Bào tử nấm và sợi nấm sẽ lây lan trực tiếp chuyển từ cây này đến cây khác nhờ dòng nước tại vườn hoặc do rơm rạ phủ đất có chứa mầm bệnh.

Những cây có ngọn bị thối sẽ khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển, dần dần cây sẽ bị khô hết lá, chết ngọn, bệnh nặng hơn thì cây con sẽ bị rụng trụi hết lá.

Bệnh cháy lá chết ngọn phát triển mạnh vào mùa mưa và lan truyền rất nhanh, đặc biệt loại bệnh này còn gây hại trên cây trong vườn ươm và cả những cây mới trồng.

3. Bệnh nứt thân xì mủ.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất đến khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công cây trồng.

Ngoài ra, nấm bệnh cũng có thể phát triển mạnh ở những vườn có đất xấu, thiếu hữu cơ, đất bị nén chặt, kém thoáng khí và đất có độ pH thấp. Vườn chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công gây ra bệnh nứt thân xì mủ

Khi bị bệnh, các cành non và lá của cây sẽ bị héo nhanh và chết dần, trên trái xuất hiện vết thối rồi lan rộng làm hỏng phần bên trong của trái. Phần vỏ cây khi bị bệnh nếu không được phát hiện sớm thì vết bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ra cả cây, dẫn đến tình trạng chết cây.

4. Bệnh đốm lá

Bệnh do nấm Phomopsis gây ra và thường tấn công vào giai đoạn cây non. Khi mắc bệnh, cây thường nổi đốm màu vàng giữa lá làm lá rụng sớm, cây chậm phát triển, lâu dần các đốm vàng đó sẽ lan rộng và khiến lá cây bị rụng.

5. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư thường gây hại nặng trong mùa mưa và bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Bào tử nấm sẽ truyền bằng cách bay theo gió hoặc qua nước tưới tiêu trong vườn và truyền bệnh sang cây khác.

Bệnh thán thư gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu vị trí vết bệnh sẽ xuất hiện ở phần đuôi lá hoặc mép lá, sau đó lan dần vào phía trong lá, tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm. Đặc biệt, bệnh thán thư còn gây khô bông và làm rụng trái non, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ.

6. Bệnh thối trái (bệnh nấm trái)

Nguyên nhân bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra, bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái, nhất là vào mùa mưa. Vào những ngày thời tiết lạnh, ẩm độ cao những sợi nấm bệnh màu trắng sẽ bao phủ vết bệnh như mạng nhện. Nếu bệnh nặng sẽ làm thối cả trái và lây lan sang các trái khác trong vườn một cách nhanh chóng.

7. Bệnh đốm rong

Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng do tảo (algae) Cephaleuros gây ra trên những lá cây sầu riêng đã trưởng thành, ngoài ra bệnh còn có thể gây hại cả thân và cành cây non.

8. Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng do nấm Erythricium salmonicolor gây ra, bệnh thường xuất hiện trên điều kiện mưa ẩm kéo dài, độ ẩm trong không khí cao, mật độ cây trong vườn dày đặc và có nhiều cỏ rậm rạp. Nấm bệnh phát tán chủ yếu qua đường nước mưa, nước tưới tiêu trong vườn, bay theo gió hoặc côn trùng.

9. Bệnh cháy lá tổ kiến

Nấm Rhizoctonia là tác nhân gây bệnh cháy lá tổ kiến. Loại nấm này tập trung gây hại trên cả lá non và lá già của cây.

Vết bệnh ban đầu là những đốm bệnh nhỏ rồi liên kết lại tạo thành những mảng lớn, sau đó khô đi và cháy. Các lá bệnh bị cháy sẽ dính vào nhau như tổ kiến vì vậy gọi là bệnh cháy lá tổ kiến.

===>Biện pháp canh tác phòng trừ chung:

Tạo không gian quanh vườn thông thoáng, dọn dẹp vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn các tồn dư thực vật quanh gốc cây

Không để đọng nước ở khu vực gốc cây

Cắt bỏ và tiêu huỷ những cành và những cây bị bệnh để không lây bệnh sang các cây khác.

Trồng cây với mật độ vừa phải, không tưới quá nhiều nước.

Khoảng cách giữa các cây từ 5-8 mét

Xử lý đất trước khi trồng cây giống để tiêu diệt các bào tử nấm bệnh.

Thường xuyên thăm và kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.

Phun thuốc phòng trị bệnh định kỳ để hạn chế mầm bệnh phát triển.

Nguồn trích dẫn: website < https://nongduocxanh.com/blogs/tai-lieu-nong-nghiep/9-loai-benh-thuong-gap-tren-cay-sau-rieng >